Xác định chất liệu của đôi giày
Trước khi mang đôi giày của mình đi vệ sinh bạn phải xác định được rằng đôi giày mà mình đang mang thuộc chất liệu gì để từ đó tìm ra được cách vệ sinh phù hợp với từng loại chất liệu mà mình đang có. Cùng tìm hiểu xem cách vệ sinh cho từng loại chất liệu nhé!
Xác định chất liệu của giày
Hiện nay các chất liệu giày thể thao được sản xuất ra chủ yếu là
- Chất liệu Canvas: Phổ biến, vải bền thế nhưng rất mau bẩn. Điểm cộng là rất dễ giặt sạch.
- Chất liệu da: Khi mang lên chân rất đẹp, sang trọng nhưng việc vệ sinh khá khó.
- Chất liệu vải lưới: Tương tự vải Canvas, dễ bẩn nhưng cũng dễ làm sạch
- Chất liệu cao su: Rất bền nhưng để làm sạch thì tùy vào loại vết bẩn bám vào.
- Chất liệu da lộn: Dễ bám bẩn và khá khó để vệ sinh.
Một khi đã xác định được chất liệu đôi giày thì bước vệ sinh tiếp đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
7 Bước vệ sinh đôi giày
Bước 1: Tháo gỡ dây và miếng lót giày
Đầu tiên, khi chuẩn bị vệ sinh đôi giày của mình bạn hãy tháo dây giày và miếng lót giày ra trước như thế sẽ dễ dàng vệ sinh từng bộ phận được sạch sẽ.
Tháo dây giày và lót giày để vệ sinh riêng
Khi vệ sinh nên dùng bàn chải để vệ sinh. Để việc vệ sinh được dễ dàng bạn nên ngâm giày vào nước giặt (hoặc nước tẩy) từ khoảng 5 phút đến 10 phút rồi tiếp tục xả bình thường.
Bước 2: Vệ sinh giày sơ bộ
Để khiến việc vệ sinh giày trở nên dễ dàng hơn bạn nên vệ sinh sơ bộ qua về bụi bẩn, đất, cát,…bám trên giày. Tùy vào vết bẩn nhiều hoặc ít thì bạn có thể lau qua đôi giày của mình bằng khăn ướt hoặc sử dụng vòi nước để rửa sạch.
Nếu mặt đế giày bám nhiều đất, cát bạn nên đập phần giày vào nhau hoặc ma sát vào nhau để chất bẩn rơi ra, sau đó có thể dùng bàn chải để làm sạch lại một lần nữa.
Bước 3: Sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh giày chuyên dụng để làm sạch giày một cách chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Kết hợp bàn chải cùng dung dịch vệ sinh giày
Trước hết, cho một lượng vừa đủ dung dịch lên bàn chải và bắt đầu vệ sinh từ trong ra ngoài. Nên sử dụng các loại bàn chải cũng như dung dịch vệ sinh phù hợp với chất liệu của từng loại giày tránh trường hợp khiến giày có thể bị hỏng.
Bước 4: Làm sạch giày với nước
Tiếp tục quy trình, xả nước để làm sạch đôi giày sạch hoàn toàn. Bạn cũng có thể xả trước bằng nước ấm sau đó xả lại với nước lạnh để các chất bẩn được trôi đi dễ dàng.
Bước 5: Phơi giày đúng cách
Phơi giày ở nơi có bóng râm thoáng mát và gió tự nhiên. Bạn nên hạn chế việc phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp, nắng gắt sẽ làm cho giày phai màu nhanh chóng và sẽ bị hỏng form.
Phơi giày nơi thoáng mát
Bước 6: Cất giữ và bảo quản
Bạn nên bao quản giày ở không gian ít ẩm ướt, thoáng mát. Để hạn chế bạn nên chuẩn bị một hộp giày riêng biệt để tránh gây hư hại đến đôi giày của mình.
Cất giữ và bảo quản giày cẩn thận
Bước 7: Cất giữ và bảo quản
Khi mang giày ra bên ngoài, chúng sẽ dễ bị các yếu tố thời tiết bên ngoài làm hư hỏng và phai màu. Để hạn chế các tác động đó, bạn nên phủ thêm một lớp nano chống thấm lên bề mặt giày.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm thông tin về các cách vệ sinh giày thể thao, giày sneaker hiệu quả, khiến đôi giày ban trở nên thật lông lẫy nhưng không cần bỏ ra một chi phí quá lớn mà vẫn có thể làm ngay tại nhà. Tùy theo từng loại chất liệu giày khác nhau, hãy chọn phương pháp vệ sinh giày thật thích hợp nhé!